Các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục - CÔNG TY CỔ PHẦN XE NÂNG THIÊN SƠN

Các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục

Các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng xe nâng điện sẽ phát sinh các lỗi như lỗi về hệ thống bình ắc quy, các đấu nối dây điện bị sút, sạc không vào điện…Những lỗi này là hết sức cơ bản do chúng ta không vệ sinh, bảo dưỡng xe đúng mức hoặc môi trường xung quanh tác động vào…. Trong bài viết dưới đây, Xe nâng Thiên Sơn – Hangcha sẽ liệt kê một số lỗi thông dụng nhất thường gặp trên xe nâng điện cũng như cách khắc phục chúng. Các lỗi xe nâng điệnbao gồm:

Các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục

1. Lỗi ắc quy xe nâng điện

1.1  Lỗi bình ắc quy nhanh hết điện

  • Hiện tượng

Bình ắc quy nhanh chóng bị cạn điện dù đã sạc đầy

  • Nguyên nhân

Nhiều tạp chất lẫn trong dung dịch & ắc quy đã ngăn kết nối giữa 2 đầu cực

Lỏng, kết tủa các tấm chắn

  • Khắc phục

Tháo ắc quy để vệ sinh tổng thể. Thay dung dịch mới & sạc lại

1.2  Ắc quy bị Sunfat hóa

  • Hiện tượng

Biến dạng bản cực

Qúa tải hiệu điện thế.

Sủi bọt trắng lá cực, bản cực & tấm ngăn

Ắc quy mau cạn điện hoặc không cấp được điện.

Các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục
Bình điện hư
  • Nguyên nhân

Dung dịch trong bình quá ít, hoặc nồng độ dung dịch vốn đã quá cao. Điều này khiến dung dịch mau sôi, nhưng nồng độ không thể trở nên đậm đặc hơn để giúp ắc quy cấp được điện ổn định cho hoạt động của xe.

  • Khắc phục

Thường xuyên mở nắp kiểm tra định kỳ mức dung dịch trong bình ngay từ lần đầu thấy xuất hiện hiện tượng sunfat hóa ắc quy.

Vệ sinh, bảo dưỡng bình. Thêm & thay nước khi cần.

1.3. Biến dạng bản cực

  • Hiện tượng

Hai đầu bản cực bị biến dạng mạnh: Cong, han gỉ, vênh, lệch, rỉ sét, sủi bọt. Hai bên cực không đều nhau.

  • Nguyên nhân

Quá tải dòng hoặc thời gian sạc.

  • Khắc phục

Thay thế hoặc sửa chữa bản cực.

Thường xuyên vệ sinh, thêm & thay nước định kỳ.

Sạc xả ắc quy đúng quy trình.

1.4. Bình yếu điện

  • Hiện tượng

Xe nâng điện hoạt động yếu. Gặp nhiều khó khăn trong khởi động, vận hành.

Đèn signal xi nhan chập chờn. 

Âm thành còi mờ hoặc méo.

Sụt áp.

Hệ thống điện trên xe không ổn định.

  • Nguyên nhân 

Bình ắc quy yếu điện do tạp chất, chất liệu (vật liệu kém, không đảm bảo sử dụng) & nồng độ dung dịch không ở mức phù hợp.

  • Khắc phục

Ngắt điện. Tháo khay chứa ắc quy. Vặn ốc vít, mở kẹp. Gỡ cầu chì.

Rút ống dẫn thoát dung dịch của bình. Nhấc hẳn bình ra khỏi khay.

Mở nắp kiểm tra kỹ mức dung dịch ở từng ngăn. Thêm nước cho tới vạch upper

Lắp ắc quy trở lại. Tra mỡ vào vít bắt cực điện. Gắn lại cầu chì.

Thay mới ắc quy nếu cần (Chi phí ắc quy có thể liên hệ với TOMOMI, để nhận giá tốt nhất thị trường xe nâng Việt Nam)

  • Gợi ý sử dụng:

Nên dùng ắc quy Lithium trên xe nâng điện cao cấp của TOMOMI để loại bỏ các vấn đề trên

Liệt kê các điểm ưu việt của pin Lithiumso với ắc quy thông thường :

Không phát xạ ra môi trường. Không chứa kim loại nặng. Hạn chế tác hại ô nhiễm.

Tiếng ồn thấp.

Không ăn mòn, không bay hơi axít.

Không cần thiết phải thêm chất lỏng.

Bền bỉ, chống bụi chuẩn ISO.

Bảo trì dễ dàng / Gần như không cần bảo trì hằng ngày.

Xe nâng điện Pin Lihtium – ion

2. Lỗi điện, động cơ & truyền động của xe nâng điện

2.1. Lỗi động cơ (motor)

Các lỗi thường gặp:

Lỗi chổi than( dòng điện DC, riêng dòng điện AC không có chổi than)

Lỗi Rotor

Lỗi bơm

Các lỗi động cơ khác…

Khắc phục:

Mở sơ đồ điện & tài liệu sửa chữa xe nâng.

Xác định lỗi. Test bộ phận lỗi & vận hành thử để xác định chính xác chi tiết lỗi.

Khắc phục tạm thời hoặc thay mới bộ phận lỗi.

Motor xe nâng điện

2.2 Lỗi hệ thống cơ điện tử trên xe nâng điện

Các lỗi thường thấy:

Lỗi cảm biến (sensor)

Lỗi điều khiển. Lỗi cân bằng. Lỗi trợ lực lái.

Lỗi phanh cơ điện từ

Chết bo mạch

Chế chi tiết trong hệ thống cơ điện tử của xe

& nhiều lỗi khác…

Khắc phục

Khắc phục tại chỗ theo tài liệu sửa chữa xe nâng điện.

Mở tài liệu bảng mã lỗi. Gắn điều khiển & làm theo sách hướng dẫn.

Xác định mã lỗi & phương án thử, sửa cũng như thay thế phụ kiện.

Mở sơ đồ mạch điện. Quan sát điều khiển & thử hết các khả năng để xác định chính xác tuyệt đối chi tiết lỗi/hỏng.

Tiến hành tháo chi tiết hỏng. Sửa chữa khắc phục tạm thời hoặc thay thế, lắp mới.

2.3. Lỗi các chi tiết cứng

 Trên lốp, bánh xe, bộ khung, hay ở hệ thống nâng hạ – thủy lực… do hao mòn vận hành

  • Lỗi thường gặp

Mòn vẹt bánh xe. Vỡ bánh xe. Vỡ vòng bi (hay còn gọi là bạc đạn. Tiếng Anh: bearings).

Gãy càng, gãy trục, gãy pin/shaft, nát giăng sim phớt… do hao mòn tự nhiên & cường độ làm việc quá cao, khốc liệt.

Lỗi các chi tiết thủy lực tương tự các dòng xe nâng khác: Cột, xích, bơm dầu, hệ thống thủy lực…

  • Khắc phục

Với bánh xe: Đắp lại với bánh PU. Vá lại với bánh lốp. Hoặc thay mới.

Với càng, trục, bộ khung, pin, shaft: Hàn, chế xử lý tạm thời hoặc thay mới.

Với các lỗi thủy lực: Báo kỹ thuật để sửa chữa khắc phục kịp thời

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện như thế nào?

1 ) Vệ sinh xe nâng (vệ sinh khô, dùng xăng ,dầu hóa chất tẩy vết dơ, ten rỉ sét).

2) Vệ sinh bình acquy, kiểm tra nước bình , châm nước bình acquy nếu bình thiếu nước.

3) Kiểm tra hệ thống sạc bình , khi bình đầy có chức năng tự động ngắt hay không. Nếu chức năng này hư, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình.

4) Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe

5) Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt, kiểm tra nhớt thủy lực nếu thiếu thì châm thêm, trường hợp nhớt thủy lực không thể sử dụng được thì phải thay thế.

Kiểm tra bình điện

6) Kiểm tra động cơ chạy và hệ thống thủy lực phần nâng hạ, bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động .

7) Vệ sinh các board mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, nêú có hiện tượng hư hỏng thì thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất.

8) Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, còi, các hệ thống báo hiệu.

9) Kiểm tra hệ thống trợ lực lái, chuyển động của hệ thống trợ lực lái, bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.

Hướng dẫn hệ thống nạp và hệ thống bình điện xe nâng

Bình ắc quy được coi là trái tim của xe nâng điện, vì thế nên việc bảo dưỡng chúng rất quan trọng. Cần phải bảo quản thường xuyên về bình điện xe nâng hàng.

1. Hệ thống sạc bình

– Do bộ nạp này dùng điện 3 pha 200V, vì thế quý khách để sử dụng bộ nạp này phải dùng qua bộ biến áp từ 3 pha 380V xuống 3 pha 200V.

– Công suất của biến áp phải từ 8 kVA đến 10 kVA là đủ

– Thời gian nạp bình an toàn là từ 4h đến 6h / 1 lần sạc.

Bộ sạc thông mình Hangcha

2. Hệ thống bình điện ắc quy

Để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của hệ thống bình quý khách cần tuân thủ các quy tắc sau đây :

– Nhiệt độ của bình acquy khi nạp không quá 50 °C

– Không nạp acquy gần nguồn lửa để đề phòng cháy nổ

– Trước và sau khi nạp nếu thấy mức dung dịch giảm, thì có thể bổ sung thêm nước cất cho đồng đều ở các hộc bình (chú ý vạch UPPER).

– Không đậy nắp các hộc bình trong khi nạp bình.

– Thường xuyên kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân (axit sunfurit – H2SO4 loãng), tỷ trọng chuẩn là 1,28g. Không nên dùng dung dịch điện phân có tỷ trọng cao quá hoặc thấp quá vì sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình.

– Sau khi nạp xong thì đậy các nắp hộc bình và có thể vệ sinh khô hoặc ướt.

Vệ sinh bình điện sạch sẽ

*Chú ý các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục
Nếu acquy không sử dụng trong một thời gian dài, cần chú ý một số điểm sau:
– Trước khi cất giữ phải nạp điện no (nạp đầy bình).
– Bảo quản acquy nơi thoáng mát, khô ráo.
– Do hiện tượng tự phóng điện của acquy, cần nạp bổ sung mỗi tháng 1 lần.
– Trước khi sử dụng lại, cũng cần nạp bổ sung lại điện cho acquy.

XE NÂNG ĐIỆN HANGCHA

Xe nâng điện Hangcha với sự thừa hưởng của những công nghệ đi trước kết hợp với công nghệ mới đã tạo ra những bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành bán ra rất cạnh tranh.

Xe nâng điện Hangcha mới 100%

Xe nâng điện Hangcha gồm các dòng xe nâng điện ngồi lái, xe nâng điện Reach Truck, xe nâng điện đứng lái các loại, xe nâng tay điện, xe nâng điện Pin Lithium – ion… Sản phẩm luôn sẵn sàng đáp ứng được mọi yêu cầu của Khách hàng từ gắn phụ kiện dịch giá, kẹp cuộn giấy hay như làm việc trong môi trường kho lạnh, kệ kho nâng hàng lên cao…

Chính sách bảo hành xe nâng điện Hangcha là từ 6 tháng đến 24 tháng tùy Model của xe. Hỗ trợ kỹ thuật trong vòng 24 giờ làm việc.

Phụ tùng thay thế hùng hậu, giá ổn định.

Kỹ thuật tay nghề với trên 5 năm kinh nghiệm trong nghề sửa và tư vấn xe nâng điện.

Dịch vụ bảo dưỡng trọn đời.

Các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục
Kỹ thuật sửa xe nâng dầu Hangcha

Lời kết

Kết thúc mỗi một bài viết Các lỗi xe nâng điện và cách khắc phục, Xe nâng Thiên Sơn luôn muốn nói thêm rằng: Mua được một sản phẩm tốt với một mức giá tốt là điều tuyệt vời, nhưng để duy trì được tính ổn định, hoạt động hiệu quả – lâu dài thì sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tính bảo trì, bảo dưỡng định kỳ của Khách hàng. Nói một cách khác, sản phẩm rất cần sự quan tâm của Quý Khách hàng.

Nhân một dịp Quý Khách hàng có ý định đầu tư cho mình một chiếc xe nâng, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại: 0979606955 hoặc email: vuixenanghc@gmail.com. Rất vui khi được lắng nghe và hợp tác cùng Quý Khách hàng.

Gõ bình luận

Shopping Cart
error: Nội dung có bản quyền!!
Scroll to Top